Trong bài viết hôm nay hãy cùng Cơ khí Việt Cường tìm hiểu về chi tiết kết cấu nhà xưởng công nghiệp hiện nay.
Công nghiệp đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở thành mũi nhọn hàng đầu trong của nền kinh tế nước ta. Các khu công nghiệp cũng được xây mới và mở rộng nhiều hơn tại các tỉnh thành như Bắc Ninh, Bình Dương,… Với các khu công nghiệp thì nhà xưởng là một phần quan trọng đảm bảo cho hoạt động sản xuất được diễn ra liên tục.
Mục lục
Nhà xưởng công nghiệp là một phần quan trọng của bất kỳ khu công nghiệp, nhà máy nào có nhiệm vụ che chắn bảo vệ không gian làm việc, máy móc và hàng hoá phía bên dưới. Hiện nay, khi làm nhà xưởng người ta thường lựa chọn mẫu nhà xưởng tiền chế do có nhiều ưu điểm vượt trội hơn.
Nhà xưởng tiền chế giúp chủ đầu tư và doanh nghiệp rút ngắn được thời gian thi công, tiết kiệm chi phí, giảm được kết cấu phần móng nhưng vẫn đảm bảo khả năng chịu lực tốt cho toàn bộ công trình.
Nhà xưởng hay chi tiết hơn là nhà xưởng tiền chế có cấu tạo đơn giản nhưng cực kỳ chắc chắn gồm:
Tương tự như các công trình nhà thông thường khác thì phần móng đảm nhận nhiệm vụ cố định và truyền tải trọng lượng của nhà xưởng xuống dưới đất. Hiện nay, các loại móng đơn, băng, kèo, cọc được sử dụng rộng rãi và phù hợp với địa chất từng vùng.
Trước khi đổ bê tông sẽ tiến hành lắp bu lông móng trước, đây là bước quan trọng để đảm bảo việc lắp đặt cột, kèo thép được dễ dàng và chính xác.
Phần bu lông trong kết cấu nhà xưởng công nghiệp đảm nhiệm vai trò liên kết phần móng bằng bê tông cốt thép với các cột thép hình. Quy trình lắp đặt bu lông móng cần phải đảm bảo chính xác tuyệt đối vì nó có thể ảnh hưởng tới quá trình lắp đặt hay chất lượng công trình sau này.
Hệ cột trong kết cấu nhà xưởng công nghiệp được tạo nên bởi chất liệu thép. Thường dùng nhất là cột hình chữ H, ngoài ra còn có được sử dụng một số dạng cột khác như cột tròn tuỳ theo yêu cầu, tính chất của công trình.
Một hạng mục vô cùng quan trọng trong tổng thể kết cấu nhà xưởng công nghiệp. Nó quyết định đến sự an toàn và khả năng chịu lực của toàn bộ công trình.
Chú ý: Dầm chỉ xuất hiện khi nhà xưởng có thiết kế 2 tầng trở lên, phổ biến nhất là dầm hình chữ I.
Hệ thống xà gồ thường được làm bằng thép có thể là dạng chữ C, chữ Z hoặc chữ U tuỳ theo yêu cầu với khoảng cách từ 1 – 1,4m.
Xà gồ có tác dụng nâng đỡ toàn bộ hệ thống mái tôn bên trên. Hệ giằng mái, cột tuy có khối lượng nhỏ nhưng lại rất quan trọng trong kết cấu nhà xưởng. Có tác dụng tạo sự ổn định cho hệ khung trong quá trình lắp ráp và sử dụng.
Thông thường với các nhà xưởng tiền chế hiện nay phần mái che và tường bao sẽ được sử dụng tôn. Để đảm bảo tính cách nhiệt và chống ồn, phần mái tôn sẽ được cấu tạo thêm một lớp bông thủy tinh hoặc lớp cách nhiệt.
=> Xem ngay: Báo Giá Mái Tôn Chống Nóng Giá Rẻ 2024
Khi thiết kế kết cấu nhà máy công nghiệp, chủ đầu tư và nhà thầu thường tuân theo một số yêu cầu và tiêu chuẩn cơ bản được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật như:
Xây dựng kết cấu nhà xưởng công nghiệp đúng theo tiêu chuẩn, thiết kế sẽ giúp tạo nên một công trình chắc chắn và bền bỉ đặc biệt là phần nhà xưởng tiền chế. Hy vọng rằng sau khi cùng nhau tìm hiểu chi tiết kết cấu nhà xưởng công nghiệp đã giúp mọi người có được thêm các thông tin bổ ích và cần thiết cho mình.
Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế hay xây dựng nhà xưởng công nghiệp có thể liên hệ ngay tới Cơ khí Việt Cường để nhận được những tư vấn và báo giá nhanh, chính xác nhất.
=> Xem thêm: 29 mẫu nhà kho và xưởng công nghiệp đẹp nhất 2024
Mọi chi tiết xin liên hệ
Cơ khí Việt Cường
Hotline: 0966.723.488
Website: cokhivietcuong.com
Email: cskh@vietcuonggroup.vn
Facebook: https://fb.com/cokhivietcuongmienbac
Youtube: https://youtube.com/@vietcuonggroup
Đổi trả nếu sản phẩm không đúng mô tả
Với chính sách bảo hành trên toàn quốc
Miễn phí trong nội thành các Chi Nhánh
Hỗ trợ thanh toán trên tất cả các kênh